Sân thượng luôn là nơi lí tưởng thoáng mát dành cho những buổi chiều hóng gió. Vị trí này cũng thích hợp cho việc trồng cây cảnh, nuôi chim. Tuy nhiên, đây cũng là nơi có nguy cơ bị ứ đọng nước, ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn nước (nước mưa, nước vòi, nước tưới cây) gây thấm dột xuống tầng dưới gây ra các hiện tượng loang lổ, bong tróc, nấm mốc không đáng có. Vậy phương pháp chống thấm cho sân thượng nào đang được thầu thợ thi công nhiều nhất hiện nay? Bài viết này sẽ trả lời bạn câu hỏi đó.
1. Nguyên nhân gây thấm dột sân thượng
Trần ngay từ lúc mới xây nhà chưa được chống thấm hoặc chưa được xử lý hiệu quả, sau một thời gian sẽ bị nứt nẻ, dễ thấm nước.
- Dùng sai vật liệu chống thấm ở sàn mái hoặc sản phẩm kém chất lượng
- Thầu thợ thi công chưa đúng cách, thiếu tay nghề, sai kỹ thuật
- Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, biến động
- Ứ đọng nhiều nguồn nước cũng là một nguyên nhân gây thấm.
2. Hậu quả khi không chống thấm cho sân thượng ngay từ khi mới xây
- Sân thượng ngấm nước, ứ đọng dẫn đến bề mặt trần nhà bên dưới dưới bị nứt nẻ chân chim, loang lổ, bong tróc gây nguy hiểm đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình
- Thẩm mỹ của ngôi nhà bị ảnh hưởng nghiêm trọng với những mảng ố vàng, nứt nẻ, loang lổ, nấm mốc xanh đỏ
- Không khí không còn trong lành, mùi nấm mốc, bí bách, ẩm mốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp.
- Cấu trúc công trình bị ảnh hưởng gián tiếp, xuống cấp nhanh chóng, nhà mới xây sẽ nhanh chóng trở nên cũ kĩ và đội chi phí sửa chữa lên gấp 2 đến 3 lần so với mức thông thường.
- Các ảnh hưởng khác liên quan đến đường dây điện ẩn sâu bên trong tưởng, gây chập mạch dẫn đến cháy nổ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để ngăn ngừa sự thấm nước sân thượng như sử dụng màng khò nóng, sơn tự dính hay chất chống thấm. Tuy nhiên việc sử dụng màng khò đòi hỏi kỹ thuật thi công rất cao và khiến việc thi công đối với những người chưa có kinh nghiệm sẽ cảm thấy khó khăn hơn nhiều. Chính vì thế nhiều nhà thầu vẫn quyết định chọn phương pháp sử dụng chất chống thấm để xử lý tình trạng thấm nước ở bề mặt sân thượng.
3. Quy trình các bước của phương pháp chống thấm sân thượng
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt vữa ximăng, bêtông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa ximăng đã bị phong hóa. Đối với tường mới cần để kết cấu vữa xi măng ổn định (tối thiểu 12 ngày), đối với sàn (tối thiểu 21 ngày)
- Bước 2: Phủ 3 lớp chất chống thấm lên toàn bộ sàn mái, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.
- Bước 3: Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch; hoặc phủ mastic SK-6 chống nóng cho sàn mái.
4. Nên mua sơn chống thấm ở đâu?
Ngôi Nhà Việt chuyên cung các loại vật liệu xây dựng như: vật liệu chống thấm, lưới thép, lưới công trình,... Khi bạn có nhu cầu chống thấm cho căn nhà của bạn, nhưng trước tiên bạn nên có sự trợ giúp tham khảo các sản phẩm chống thấm
CÔNG TY TNHH TM VẬT LIỆU XÂY DỰNG NGÔI NHÀ VIỆT
Địa Chỉ: 3A Gò Dưa, Phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TPHCM
Tel: 0936.616.186 - 0918.15.8383
Email: ngoinhaviet2033@gmail.com
Website: vatlieungoinhaviet.vn
- KE CÂN BẰNG CHỮ T (19.06.2023)
- LƯỚI CHẮN CONTAINER TẠI THỦ ĐỨC (16.06.2023)
- Ke Góc – Ke Cân Bằng Lát Gạch. Dụng Cụ “Tối Ưu” Chất Lượng Công Trình (13.06.2023)
- LƯỚI CÔNG TRÌNH, LƯỚI BAO CHE (07.06.2023)
- BẠC SỌC BA MÀU LÀ GÌ? (02.06.2023)
- NILON LÓT SÀN DÙNG TRONG ĐỔ BÊ TÔNG (31.05.2023)
- CON KÊ BÊ TÔNG Ở THỦ ĐỨC TPHCM (29.05.2023)