ten-cong-ty

Hotline:

0936.616.186 0918.158.383
Email: ngoinhaviet2023@gmail.com
Công nghệ “len lỏi” vào thị trường vật liệu xây dựng

Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu, kinh doanh thương mại sẽ là lĩnh vực chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang lúng túng trong việc lựa chọn kênh/hình thức kinh doanh phù hợp trước những xoay chuyển, thách thức của thời cuộc.Và điều này lại càng biểu lộ rõ hơn ở ngành gạch ốp lát.
Kinh doanh truyền thống không còn lợi thế

Thực tế hiện nay, phương thức kinh doanh gạch ốp lát tại thị trường Việt Nam chủ yếu thông qua hình thức “B to B” (Business to Business) tức là bán qua hệ thống các công ty, đại lý (F1). Tiếp theo, các công ty, đại lý này mới tiếp tục phân phối sản phẩm đến mạng lưới F2, tức các chuỗi cửa hàng VLXD bán lẻ. Có thể nói đây là hình thức kinh doanh khá quan trọng và đóng vai trò rất lớn trong việc tăng doanh thu cũng như khả năng cạnh tranh của DN. Và cho đến nay, B to B vẫn là hình thức được hầu hết các DN ngành gạch ốp lát Việt Nam sử dụng.

Tuy nhiên, theo thời gian và sự phát triển của thị trường, hình thức này cũng dần bộc lộ những nhược điểm. Đó là hình thức kinh doanh này mới chỉ thiên về bên bán hoặc bên mua chứ chưa chú trọng nhiều tới đối tượng khách hàng mua lẻ, người dùng cuối cùng. Đó là chưa kể, nhiều DN gạch ốp lát còn chưa chú trọng việc xây dựng và đẩy mạnh thương hiệu khiến khách hàng chưa biết nhiều về các thương hiệu gạch ốp lát, đa phần chỉ lựa chọn theo cảm tính hoặc định hướng của người bán lẻ.

Công nghệ “len lỏi” vào thị trường vật liệu xây dựng - Ảnh 1.
Trước làn sóng công nghệ 4.0, một số doanh nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) đã tiên phong cho ra đời ứng dụng công nghệ nhằm giảm chi phí cho cả khách hàng và người bán

Bên cạnh đó, việc mở một đại lý phân phối, bán lẻ trong thời điểm này sẽ gặp nhiều bất tiện. Anh Vương Đình Đạt, chủ cửa hàng VLXD trên đường Lý Thường Kiệt (Q.10) cho biết: gạch ốp lát là sản phẩm cần rất nhiều vốn đầu tư nhưng lợi nhuận thu về lại thấp, nếu không có kinh nghiệm và tính toán kỹ sẽ rất dễ thua lỗ. 

Chi phí thuê, trưng bày mặt bằng, chi phí bốc xếp, vận chuyển và kho bãi tốn kém hơn các sản phẩm khác. “Đó là chưa kể, chi phí marketing để bán hàng cũng “ngốn” một khoản không nhỏ mà nếu không biết cách làm, cũng sẽ thành “xôi hỏng bỏng không”, nợ lại chồng thêm nợ. Và cũng bởi sự tốn kém nên nhiều người ngại “nhảy” vào lĩnh vực này”, anh Đạt phân tích.

Doanh nghiệp VLXD “tăng tốc” với bài toán công nghệ

Đứng trước thực trạng phải thay đổi đề phù hợp với xu hướng kinh doanh trong thời đại mới, nhất là trước những chuyển biến mãnh liệt của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu, nhiều DN ngành gạch ốp lát đã chủ động tăng tốc để bắt kịp các xu hướng mới, mà cụ thể là cải tiến, đưa ra các dòng sản phẩm mới, dịch vụ quản lý công nghệ để cạnh tranh trên thị trường.

Tại Hội thảo “Vật liệu xây dựng mới, vật liệu hoàn thiện và trang trí nội ngoại thất” diễn ra mới đây tại Tp.HCM, Tập đoàn Gạch Men Hoàng Gia đã giới thiệu dự án phần mềm Royal House khá thú vị với thị trường VLXD. Đây được xem là phần mềm công nghệ đầu tiên tại Việt Nam được ứng dụng vào thị trường VLXD.

Công nghệ “len lỏi” vào thị trường vật liệu xây dựng - Ảnh 2.
Nhờ công nghệ, khách hàng có thể ướm thử và tính toán chi phí của các sản phẩm VLXD thay vì phải phải ra cửa hàng để lựa như cách truyền thống lâu nay


Ông Lê Đình Khánh, Giám đốc dự án phầm mềm Tập Đoàn Gạch Men Hoàng Gia cho biết, phần mềm này giúp khách hàng ướm thử và tính toán chi phí của hàng ngàn sản phẩm gạch ốp lát, đá nhân tạo cùng các sản phẩm trang trí nội ngoại thất bằng một thao tác trên điện thoại di động.

Nhờ công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR), khách hàng có thể thiết kế cho mình không gian sống trong khả năng tài chính của già đình. Theo ông Khánh, ngoài ra nhờ phần mềm ứng dụng công nghệ vào sản phẩm VLXD, có thể giúp các kiến trúc sư tiết kiệm được hàng trăm giờ làm việc so sự khác biệt về gu thẩm mỹ với khách hàng. Do đó, nhờ công nghệ này, kiến trúc sư có thể gửi bản thiết kế của mình tới khách hàng có thể tự mình ướm thử các sản phẩm gạch ốp lát phù hợp với sở thích, tính cách cá nhân trên phần mềm ứng dụng.

Ngoài ra, điểm dễ thấy đầu tiên chính là việc một số DN trong lĩnh vực VLXD đang tìm cách ứng dụng nền tảng công nghệ vào sản xuất, vận chuyển, kiểm soát và sử dụng vật liệu mới để tăng sức cạnh tranh. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong những năm gần đây, nhiều hãng sản xuất sứ vệ sinh lớn như INAX, VIGLACERA, Hảo Cảnh… đã đầu tư nghiên cứu, sản xuất men phủ nano chống khuẩn, có khả năng làm sạch cao. Hay các DN đầu tư phát triển sản xuất kính, áp dụng công nghệ sản xuất kính tiên tiến, đó là công nghệ kính nổi. Ngoài ra, nhóm sản phẩm VLXD thông thường (gạch, ngói đất sét nung, cát, đá xây dựng…) cũng cho ra những dòng sản phẩm có ứng dụng công nghệ vào sản xuất, thân thiện môi trường.

Thông tin doanh nghiệp ứng dụng phần mềm công nghệ vào VLXD ngay lập tức thu hút sự quan tâm của các khách mời trong hội thảo. Theo ông Nguyễn Văn Cung, Phó Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, thực ra phần mềm ứng dụng công nghệ vào thị trường VLXD không có gì là mới mẻ cả vì làn sóng công nghệ đang như vũ bão nhưng cái mới là hiện chưa có doanh nghiệp nào làm, thể hiện xu thế trong tương lai của thị trường. Nêu doanh nghiệp không bắt kịp công nghệ sẽ tụt hậu.

Trong khuôn khổ hội thảo, báo cáo về tình hình đầu tư của ngành VLXD năm 2018, các chuyên gia cho biết, ngành sản xuất VLXD tiếp tục có sự phát triển tốt. Tổng công suất đầu tư đến năm 2018 là 82 dây chuyền sản xuất, đạt 97.64 triệu tấn/năm. Trong đó, về vật liệu ốp lát có sự tăng trưởng ổn định, sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2018 khoảng 705 triệu m2.

Tuy nhiên, trước khó khăn chung của thị trường BĐS, thị trường VLXD cũng ghi nhận sự chậm lại. Tại sự kiện mới đây, ông Nguyễn Trần Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, thị trường VLXD là đầu ra của thị trường BĐS nên khi thị trường BĐS khó khăn thì thị trường này cũng khó khăn theo.

Theo ông Nam, hiện nay trong hàng VLXD chỉ có mỗi xi măng và sắt thép là mặt hàng vẫn tiêu thụ tốt, giá cả vẫn tăng.

Trong khi đó, trái ngược với xi măng và sắt thép thì kinh, gạch ốp lát, gạch ngói... tiêu thụ còn khó khăn, lượng tồn kho rất lớn. Thay vì giảm giá liên tục để kéo khách mua, mới đây Hội gốm sứ Việt Nam kiến nghị các hội viên là phải giảm công suất 20% thay vì giảm giá.

Theo ông Nam, trong bối cảnh khó khăn chung, vấn đề tiêu thụ bán hàng của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng là một vấn đề sống còn. “Việc tăng cường biện pháp marketing, làm thị trường, đổi mới công nghệ, mẫu mã, đưa sản phẩm đặc thù đặc trưng để giữ được giá bán, đẩy mạnh tiêu thụ của mình trước bối cảnh khó khăn là việc doanh nghiệp chú trọng làm ở giai đoạn này.

Ông Nam cho rằng, với những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ VLXD sẽ tạo sức cạnh tranh trên thị trường, thu hút người mua. Tuy nhiên, bài toán về thay đổi hành vi của người dùng, chuyển từ cách thức mua hàng truyền thống sang mua hàng bằng công nghệ cũng cần có thời gian để thay đổi.

Đồng quan điểm, địa diện Tập đoàn Gạch Men Hoàng Gia cho rằng, phải mất tầm 2-3 năm để thay đổi hành vi của người tiêu dùng hiện nay trên thị trường VLXD.

 

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG NGÔI NHÀ VIỆT

Đ/c: 83 Phú Châu, Phường Tam Bình, TP Thủ Đức,TP Hồ Chí Minh

Tel: Mr.Nhâm - 0937 686 166

Email: ngoinhaviet2023@gmail.com 

Website: www.vatlieungoinhaviet.vn

 

2019 Copyright © CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG NGÔI NHÀ VIỆT Web Design by Nina.vn
Đang online: 5   |   Tổng truy cập: 1908687
zalo
0936.616.186 Chỉ đường

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG NGÔI NHÀ VIỆT

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG NGÔI NHÀ VIỆT

CÔNG TYTNHH THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU XÂY DỰNG NGÔI NHÀ VIỆT